Nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP – Cách điều trị

Nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

90% bệnh nhân bị viêm dạ dày là do vi khuẩn HP. Tuy nhiên, nhiều người còn thờ ơ không điều trị, dẫn đến nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Dưới đây, chuyên gia sẽ cung cấp giải pháp đẩy lùi vi khuẩn HP từ gốc, cũng như các kiến thức để bạn đọc phòng tránh loại khuẩn này một cách hiệu quả.

Có nhiều con đường lây nhiễm vi khuẩn HP, có thể gộp chung thành 3 nhóm chính:

Quá trình ăn uống, sinh hoạt chung với người có bệnh: Vi khuẩn HP được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó chúng được lây truyền từ người này qua người khác khi dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung chén đũa, muỗng, hôn hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con.

Sử dụng nguồn nước, thức ăn nhiễm khuẩn: Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày do vi khuẩn HP hay gặp nhất. Việc dùng nước sinh hoạt lấy từ sông, hồ, ao, suối chưa qua xử lý khiến nhiều người bị nhiễm HP mà không biết.

Lây nhiễm tại cơ sở y tế: Bạn cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP cũng có thể lây truyền ở chính cơ sở y tế lúc làm thủ thuật nội soi tiêu hóa. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn HP, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn HP sẽ có thể dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.

Những dấu hiệu dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP?

Hôi miệng: Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy vi khuẩn HP trong miệng của 21 trên 326 người tham gia khảo sát với chứng hôi miệng (6,4%). Ở những người này, nồng độ của khí gây hôi miệng và bệnh răng miệng cao hơn đáng kể so với những người khác. Ở những bệnh nhân có bệnh nha chu, 16 trong 102 người (15,7%) có vi khuẩn HP trong khoang miệng.

Đau dạ dày: Khi dạ dày xuất hiện những cơn đau hoặc bỏng rát vùng thượng vị, những cơn đau bụng tăng lên khi đói, buồn nôn ngay cả khi không có thức ăn trong bụng. Nôn khan, nôn buổi sáng sớm, chán ăn, ợ chua, đầy bụng, sụt cân, thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân cũng là một trong những triệu chứng cơ thể đã nhiễm vi khuẩn HP.

Tiêu chảy và nôn mửa: Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra ngộ độc thức ăn, nôn mửa và Tiêu chảy. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn thực phẩm sử dụng đảm bảo chất lượng mà cơ thể bạn đột nhiên có dấu hiệu nôn mửa cũng như tiêu chảy không ngừng, đó có thể là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP.

Tinh thần sa sút: Trong cuộc sống bình thường, nếu tinh thần bạn đột ngột sa sút, không có hứng thú với bất kì điều gì, luôn cảm thấy cơ thể không được khỏe, uể oải. Đường tiêu hóa kém, khả năng tiêu hóa chậm, đầy bụng và thiếu sức sống rất có thể bạn đang bị vi khuẩn HP “hành hạ”.

Hôi miệng

Những nguy hiểm do “Nhiễm vi khuẩn HP” mang lại như:

Xuất huyết nội: Vi khuẩn HP có thể gây loét dạ dày tá tràng xuyên qua mạch máu và gây thiếu máu thiếu sắt.

Tắc nghẽn: Vi khuẩn HP có thể gây hình thành các khối I chặn thức ăn ra khỏi dạ dày.

Hình thành vết loét: Nhiễm khuẩn HP có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ dạ dày và ruột non. Điều này có thể cho phép axit dạ dày ăn mòn niêm mạc và hình thành các vết loét. Khoảng 10% người nhiễm HP sẽ hình thành các vết loét dạ dày.

Viêm niêm mạc dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP có thể kích thích dạ dày và gây viêm dạ dày.

Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, mặc dù nguy cơ này thường thấp.

Thủng dạ dày: Trong các trường hợp nghiêm trọng, vết loét có thể xuyên thủng thành dạ dày.

Viêm phúc mạc: Đây là tình trạng xảy ra khi phúc mạc hoặc niêm mạc bụng bị nhiễm trùng.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP

Nếu vi khuẩn HP không gây ra triệu chứng, việc điều trị có thể không cần thiết. Nếu bị loét do nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần điều trị để tiêu diệt vi khuẩn, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa vết loét tái phát.

Vi khuẩn HP thường được điều trị bằng hai loại kháng sinh khác nhau cũng một lúc. Điều này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn thích nghi, kháng thuốc và trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc ức chế axit để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại. Thông thường mất khoảng 1 – 2 tuần điều trị để các triệu chứng thuyên giảm.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Thuốc Tây y điều trị nhiễm khuẩn HP

Điều trị cấp bách: Thông thường nhiễm khuẩn HP được điều trị bằng hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc để tiêu diệt vi khuẩn và một loại thuốc khác để làm giảm axit dạ dày và chữa lành dạ dày. Ngoài ra, giảm axit dạ dày giúp kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.

Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Điều trị lâu dài: Bổ xung nước điện giải ion kiềm 9.5 giúp chung hoà axit 

Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị như:

  • Kháng sinh chẳng hạn như clarithromycin, amoxicillin, tetracycline, tinidazole hoặc metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.
  • Thuốc làm giảm lượng axit dạ dày chẳng hạn như esomeprazole, dexlansoprazole, lansoprazole, pantoprazole hoặc rabeprazole để hạn chế lượng axit trong dạ dày và tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
  • Bismuth subsalicylate cũng có thể được sử dụng kết hợp hợp với kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Thuốc kháng histamin hóa học chẳng hạn như cimetidine, famotidine hoặc nizatidine cũng có thể hỗ trợ làm giảm lượng axit dạ dày.

Các loại thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn HP được chỉ định như thế nào còn phụ thuộc vào tiền sử bệnh và các loại thuốc người bệnh dị ứng. Có thể mất một đến hai tuần để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm trong tương lai.

Sau quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi để đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt.

Lưu ý: Các thuốc Tây y trị vi khuẩn HP trên đây tuy đem lại hiệu quả khá nhanh nhưng lại không bền vững vì đa số đều tập trung điều trị triệu chứng chứ không đi sâu xử lý gốc căn nguyên gây bệnh. Hơn nữa, thuốc rất dễ gây nhờn nếu người bệnh không kiên trì và sử dụng đúng cách.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh mãn tính lâu năm, Tây y thường không đem lại hiệu quả cao nữa. Người bệnh tốt nhất vẫn nên tìm kiếm phương pháp đặc trị thay thế để đảm bảo an toàn và có công dụng chữa bệnh cao hơn.

2. Bài thuốc YHCT triệt vi khuẩn HP đau dạ dày

Sử dụng các bài thuốc YHCT trong điều trị bệnh dạ dày nói chung và nhiễm khuẩn HP nói riêng thường được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng nhiều. Vì đa số các thuốc đều có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính.

Hơn nữa, theo Ths.Bs Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa nội, Bệnh viện YHCT Trung Ương):

“Thuốc YHCT xử lý các triệu chứng bệnh cũng như tác động loại bỏ HP nhờ dược tính của thảo dược. Thực tế, nhiều vị thuốc có công dụng cao trong kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoạt động của HP, giảm dư axit dạ dày nhằm loại bỏ môi trường sống của chúng rất hiệu quả như: Chè dây, Khôi tía, Bồ công Anh, Bạch thược, Bố chính sâm, Ô tặc cốt,…

Khi đem kết hợp với nhau trong một đơn thuốc sẽ đem đến hiệu quả toàn diện trong chữa đau dạ dày, nhất là dạ dày HP. Nếu sử dụng lâu dài cũng không gây kháng thuốc vì cơ chế trị bệnh của dược liệu hoàn toàn khác với kháng sinh”.

Một trong những bài thuốc tốt nhất hiện nay là Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.

THÔNG TIN BÀI THUỐC SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN

Bài thuốc gồm 3 chế phẩm nhỏ với nhiều thành phần thảo dược, đem lại công dụng khác nhau, phù hợp với nhiều thể bệnh dạ dày riêng biệt:

1/ Sơ can Bình vị – Viêm loét HP

  • Thành phần: Chè dây, Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa, Quán chúng, Cam thảo…
  • Công dụng: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị Hp dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.

2/ Sơ can Bình vị – Trào ngược

  • Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa…
  • Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng.

3/ Cao bình vị

  • Thành phần: Bồ công anh, Mơ tam thể, Lá khôi, Cỏ mực, Mai mực, Dạ cầm, Tơ hồng xanh, Xích đồng…
  • Công dụng: Giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau.

Lưu ý: Mỗi bệnh nhân được xác định một liệu trình riêng biệt tùy theo tình trạng bệnh chẩn đoán. Vì thế, hiệu quả phục hồi luôn đảm bảo ở mức tối đa.

3. Chế độ ăn uống điều trị nhiễm khuẩn HP

Không có bằng chứng về vai trò của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị và phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, thức ăn cay, uống rượu và hút thuốc lá có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Bổ sung các loại thực phẩm có lợi có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ điều trị như sau:

  • Probiotics: Probiotics có trong thực phẩm như sữa chua hoặc các sản phẩm bổ sung dưới dạng viên nang có thể tăng cường vi khuẩn tốt trong ruột và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP.
  • Omega 3 và omega 6: Các loại axit béo này có thể giảm viêm dạ dày và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn. Những loại axit béo này có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như dầu ô liu, các loại cá béo, dầu hạt bưởi hoặc các viên nang bổ sung.
  • Trái cây và rau: Trong thời gian điều trị nhiễm khuẩn HP, người bệnh có thể ăn trái cây không chua và rau luộc, vì các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa và có thể cải thiện chức năng ruột. Ngoài ra, các loại trái cây như quả mâm xôi và việt quất có thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn HP.
  • Bông cải xanh, súp lơ trắng và bắp cải: Các loại rau này có chứa isothiocyanates, có thể chống lại I khuẩn HP và phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, các loại rau này cũng dễ tiêu hóa và hỗ trợ giảm đau dạ dày.
  • Thịt trắng và cá: Các loại thịt trắng và cá chứa hàm lượng chất béo thấp, có thể tiêu hóa nhanh và ngăn ngừa tình trạng thức ăn đọng lại trong dạ dày. Các tốt nhất để tiêu thụ các loại thực phẩm này là luộc và nướng với dầu ô liu.

Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Người bệnh có thể hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn HP bằng một số biện pháp như:

  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
  • Tránh ăn hoặc uống nước không đảm bảo vệ sinh.
  • Không sử dụng thức ăn chưa được nấu chín hoặc được chế biến thiếu vệ sinh.
  • Tránh sử dụng thức ăn được phục vụ bởi những người chưa rửa tay.

Mặc dù căng thẳng và thức ăn cay không gây viêm loét dạ dày, tuy nhiên các loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, kiểm soát căng thẳng, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng.

Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây viêm, loét dạ dày tá tràng và một số vấn đề khác, bao gồm ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn H. pylori vẫn có thể điều trị được bằng một số loại kháng sinh khác nhau. Điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa các tổn thương dạ dày và các vấn đề có thể xảy ra như loét, viêm dạ dày và ung thư dạ dày.

Clik Tìm hiểu thêm máy lọc nước điện giải ion kiềm Kangen Leveluk K8